Nhựa tái sinh là gì? Hạt nhựa tái sinh có an toàn không?

Nhựa tái sinh là gì

Ngày nay, các loại đồ nhựa dường như gắn liền với đời sống sinh hoạt. Nhưng việc sử dụng nhựa quá nhiều đã gây ảnh hưởng không tốt cho môi trường. Mọi người bắt đầu hưởng ứng với lời kêu gọi sử dụng nhựa tái sinh, tái chế rác thải nhựa. Tuy nhiên loại nhựa này nên được sử dụng như thế nào? Có nên sử dụng nhựa tái chế hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

Hạt nhựa tái sinh là gì?


Nhựa tái sinh là gì?
Hạt nhựa tái chế còn được biết đến là hạt nhựa được tái chế từ đồ nhựa cũ. Chúng được sản xuất, chế biến lại từ vật dụng nhựa cũ. Nhựa thu gom được nghiền nhỏ, làm sạch, làm khô và nung chảy. Sau đó, hỗn hợp nhựa được chuyển qua máy đùn, ép nhựa chuyển thành dạng sợi bún hoặc dạng hạt nhựa.

Loại nhựa này là một chất nhựa được tái sử dụng nhiều lần từ các vật dụng nhựa cũ khác. Nhờ vào đặc tính có thể tái chế sau khi sử dụng nên loại nhựa này có giá rẻ hơn so với nhựa nguyên sinh

Hạt nhựa tái sinh được ứng dụng nhiều trong cuộc sống không thua gì nhựa nguyên sinh. Ví dụ như dùng để sản xuất bàn ghế, đồ giả gỗ,… Công nghệ tái sinh nhựa là một trong những thành tựu tuyệt vời, giúp tái sử dụng lại những sản phẩm nhựa cũ, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

Hạt nhựa tái sinh

Có những loại nhựa tái sinh nào?


Hạt
nhựa tái chế được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, xây dựng,… Sau đây là một số loại hạt nhựa thường thấy.

Nhựa HDPE: Loại hạt nhựa HDPE là một loại nhựa dành cho sản xuất túi, đồ gia dụng,… Để tái chế nhựa HDPE thì sẽ sử dụng các loại đồ vật như: ống dẫn nước, ống trong ngành điện,…

Nhựa PP: Nhựa PP có đặc tính dai, cứng rắn và độ bền tốt. Keo tái sinh PP được tái chế từ bao bì, dây chão, thảm, màng, văn phòng phẩm, nội thất ô tô, dụng cụ thí nghiệm,…

Nhựa PE: Nhựa tái sinh PE có tính chất dẻo và dai nên được chọn để sản xuất túi nilon, màng phủ nông nghiệp.

Nhựa ABS: Chất nhựa ABS rất dẻo và chịu lực tốt, chống va đập. Vì thế mà thường các vật dụng bảo hộ, nhóm sản phẩm ép phun như: bàn phím, mũ bảo hiểm, ống, bỏ họp,… sẽ được dùng để tái chế nhựa ABS

Nhựa PVC: Các sản phẩm như ống nhựa, tấm cứng, phích cắm điện,… sẽ được dùng để tái chế thành nhựa PVC. Để tạo nên các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Các phụ gia như: chất ổn nhiệt, hóa dẻo, hấp thu UV sẽ được trộn vào khi tái chế nhựa PVC.

Vì sao phải phân loại nhựa tái sinh

Một vài đặc điểm của nhựa tái chế


Tái chế hạt nhựa tái sinh có phức tạp không?


Nhìn chung quy trình sản xuất
hạt nhựa tái chế không phức tạp như hạt nhựa nguyên sinh.

Quy trình phân loại sẽ khác nhau giữa các nhà máy, nhưng nhìn chung, quy trình tái chế sẽ bao gồm các công đoạn như sau:

Phân loại, tách từng loại ra: kim loại, nhựa, giấy,… Tiếp theo, chọn nguyên liệu nhựa nào muốn tái sinh. Hạt nhựa tái sinh được sản xuất bằng cách phân loại các tấm phế thải và loại bỏ tạp chất. Quá trình này bao gồm làm sạch, cắt nhỏ và làm lạnh.

Tại sao phải phân loại khi tái chế nhựa?


Khi
tái chế nhựa, chúng thường được chia thành nhiều loại khác nhau. Một số nhà máy tái chế chỉ xử lý một loại nhựa cụ thể, có nghĩa là các loại nhựa khác không được xử lý và bán cho các nhà máy khác hoặc cuối cùng được đưa đến bãi chôn lấp, phân hủy.

Khi phân loại, nhựa được cắt nhỏ thành các mảnh có kích thước vừa phải. Công đoạn này rất phức tạp vì nhựa thường bị lẫn với bụi bẩn, dính vào nhãn bao bì và các mảnh vụn khác. Điều quan trọng là phải làm sạch nhựa trước khi làm khô và nóng chảy, tránh tình trạng vón cục. Sau khi nung chảy thì đẻ nhựa qua máy đùn, tạo thành các hạt nhựa hoặc hình sợi nhựa.

Bạn có thể bán nhựa này cho các nhà sản xuất khác. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sản xuất thành dạng hạt hoặc sợi. Chúng có thể được sử dụng để kéo vải len, thảm hoặc các sản phẩm giả gỗ, hoặc làm ngói, gạch, tấm lót sàn. Nhiều công ty có nhu cầu sử dụng nhựa tái sinh nhờ vào tính ứng dụng cao, giá thành rẻ.

Tái chế nhựa rất dễ dàng khi bạn biết những điều cơ bản. Nhưng đôi khi, tái chế nhựa màu đen có thể chứa các tạp chất gây khó khăn cho quá trình tái tạo nhựa. Nhựa cũng có thể bị nhiễm các chất như kim loại nặng hoặc các loại nhựa dễ phân hủy sinh học khác. Những doanh nghiệp tái chế nhựa phải xác định những tạp chất này trước khi nó làm nhiễm bẩn hết toàn bộ lô nhựa tái chế.

Quy trình tái chế nhựa

Có nên tái chế nhựa không?


Việc tái chế nhựa là một hoạt động mang đến nhiều lợi ích cho xã hội và môi trường. Hành động này không chỉ giảm tiêu thụ nhựa nguyên sinh, giảm các nhu cầu tài nguyên khác. Dùng nhựa này để chế tạo những vật dụng nội thất, đồ dùng sinh hoạt thì sẽ giảm được việc khai thác gỗ, khai thác khoáng sản,… 

Những ứng dụng của nhựa tái sinh trong đời sống


Keo tái sinh rất được ưa chuộng, được ứng dụng phổ biến trong đời sống. Loại nguyên liệu này là một vật liệu sản xuất không thể thiếu trong ngành xây dựng, gia dụng, đóng gói, may mặc… Ví dụ một số sản phẩm nhựa thường thấy là: pallet, bàn ghế, dây đeo, kệ,…

Đồ dùng bằng nhựa tái chế có kiểu dáng đa dạng, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng. Sau khi sử dụng, có thể thu gom để tái chế thành sản phẩm, vật dụng khác. Điều này giúp cho giá thành của hạt nhựa này rẻ hơn nhiều so với hạt nhựa nguyên sinh. Tuy giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, các đặc tính vốn có của nhựa. Nhưng các sản phẩm tái sinh thì kém hơn nhựa nguyên sinh về độ thẩm mỹ.

Nhựa tái chế được ứng dụng thế nào?

Bài viết Nhựa Hồng Hưng chia sẻ về nhựa tái sinh, chia sẻ các ứng dụng trong đời sống của loại nhựa này. Việc sử dụng đồ tái chế sẽ giúp hạn chế rác thải nhựa ra môi trường. Hạn chế hao hụt các nguồn tài nguyên khác. Tuy nhiên thì đồ nhựa tái chế vẫn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường, xã hội. Nên các bạn vẫn cần phải sử dụng đồ nhựa một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Mục lục

Xem thêm bài viết: